Cá sấu "khủng" sổng chuồng, dân cả vùng chết khiếp

Nghe tin ông Nguyễn Văn Dự ở ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ (Cái Nước, Cà Mau) bắt được con cá sấu dài hơn 2m, nặng gần 50 kg, người dân trong vùng vội vã tới xem. Sau cái háo hức, trầm trồ là nỗi lo lắng hiện rõ trên gương mặt từng người dân nơi đây...

cá sấu xổng chuồng
Cả vùng hoang mang, trẻ em bỏ thói quen tắm sông vì lo sợ cá sấu “khủng” lại xổng chuồng.

Tay không bắt “quái vật”

Theo phản ánh, chập tối ngày 15/8, ông Nguyễn Văn Dự ra vuông tôm, canh chừng lú vừa đặt. Trên chiếc xuồng composite nhẹ tênh, bé xíu, lắc lư, ông Dự rảo một vòng đến vuông, cách nhà chừng 500m. Đến gần vuông tôm, ông Dự phát hiện có con vật khá to lớn, đuôi dài, đầu to, sần sùi như khúc cây mục.

Không dám bơi xuồng tới, ông Dự liên tưởng đến loại kỳ đà cũng từng có ở vùng quê mình. Nhưng con kỳ đà sống trên cạn, khi tìm mồi hoặc bị truy đổi mới nhảy xuống nước. Đứng trước con “quái vật”, ông Dự càng thấy mình nhỏ bé, yếu thế và khiếp sợ hơn. Bơi xuồng lùi lại, ông Dự móc điện thoại gọi cho hai người em vợ ở gần nhà: “Lên vuông, tiếp anh, có con gì bự quá!”. Hai người em vợ không kịp mặc áo, sẵn quần đùi, túa chạy cứu anh rể.

Sau một hồi bàn tán kỹ, ba anh em ông Dự phân công nhau bủa lưới, phòng phản đòn và tiếp tục cầu cứu hơn 10 người quanh xóm đến yểm trợ. Khi quăng lưới xuống, con quái vật tháo chạy, bị mắc lưới, gồng mình, miệng há hốc, hàm răng trắng, cắn xé rách lưới hòng thoát thân.

Vừa khống chế, vừa quăng lưới, dùng lưới quấn con quái vật hung hãn. Cái đuôi quất mạnh vào những người chạm vô. Ba anh em ông Dự cùng hàng chục thanh niên trai tráng quần nhau với con quái vật hơn 1giờ mới kéo được lên bờ vuông.

Nghe tin ông Dự bắt được cá sấu khủng, bà con trong ấp kéo đến xem đông nghịt. Gần như ngày nào nhà ông Dự cũng có người tới xem cá sấu. Ngay sáng hôm sau, ông Trần Văn Khoai (Tám Khoai) - cha vợ ông Dự nhờ mọi người thông báo ai có cá sấu sổng chuồng đến nhận, nhưng không ai đến nhận. Ông Trần Văn Khoai nói: “Chắc chủ nhân ở xa hoặc không dám nhận vì sợ trách nhiệm với con cá sấu quá lớn, rất nguy hiểm khi ra sông nước. Với con cá sấu như vầy, còn khỏe mạnh, đói mồi, rất nguy hiểm cho trẻ con tắm sông, lội đồng”.

Không ai dám tắm sông vì sợ lại gặp cá sấu

Bắt được con cá sấu “khủng”, gia đình ông Nguyễn Văn Dự mất ăn, mất ngủ và cũng mất việc làm vì quá đông người đến xem. Ông Nguyễn Văn Dự kể: “Không mở cửa chuồng ra cho xem thì không được mà cho xem thì chọc phá, bàn tán, nói năng lung tung. Vợ chồng tôi buộc phải bán cho người có điều kiện nuôi nấng”.

Ngày 19/8, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau cử cán bộ đến nhà ông Dự để hỏi rõ chi tiết, tình hình, diễn biến vụ bắt con cá sấu. Nhưng việc xử lý động vật hoang dã gây nuôi, sổng chuồng và bắt được thì do ông Dự tự xử lý.

Theo tìm hiểu, từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau tiếp nhận 160 hộ dân, đăng ký nuôi 5.369 con cá sấu. Ông Phan Hùng Dũng, cán bộ Kiểm lâm Cà Mau cho biết thêm: “Chúng tôi đã kiểm tra với tầnn suất 2 lần/năm với các hộ nuôi cá sấu. Nhưng khi người dân bán cá sấu không trình báo nên rất khó xác định cá sấu còn nuôi trên địa bàn là bao nhiêu?”.

Trên thực tế, tại khu vực này đã từng xảy ra không ít vụ cá sấu xổng chuồng khiến dư luận bất an. Chẳng hạn, khoảng giữa tháng 10/2012, Trang trại nuôi cá sấu của Cty TNHH chế biến thủy sản Quốc Việt tại ấp Cây Trâm A, xã Định Bình (TP.Cà Mau), mưa lớn làm sụp tường rào khiến hàng trăm con cá sấu sinh sản sổng chuồng. Sau nhiều ngày tầm nã, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau xác định có 100 con cá sấu từ 50-80 kg thoát ra ngoài và bắt được 98 con. Vài ngày sau đó, ở chợ Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi), xã Tam Giang (Ngọc Hiển) lại rộ lên tin đồn cá sấu nổi trên sông nhưng không ai bắt được...

Trở lại câu chuyện bắt được cá sấu “khủng” ở xã Hưng Mỹ, sau vụ việc này, những người dân sống trong vùng đều thường trực tâm trạng lo lắng. Họ thường xuyên cảnh giác và tăng cường để mắt đến con vật lạ trên sông rạch. Trẻ em ở gần nhà ông Dự cũng bỏ dần thói quen tắm sông như trước.

Dân Trí/Tiền Phong, 30/08/2015
Đăng ngày 31/08/2015
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 07:33 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 07:33 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 07:33 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 07:33 05/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 07:33 05/05/2024